Óc địa phương, óc bè phái, địa phương chủ nghĩa và tư duy nhiệm kỳ, tự diễn biến, tự chuyển hóa, lợi ích nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là các chứng bệnh của chủ nghĩa cá nhân. Để phòng và chống, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TỪ CÁC CHỨNG BỆNH CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
Óc địa phương, óc bè phái, địa phương chủ nghĩa để chỉ những chứng bệnh của chủ nghĩa cá nhân được Hồ Chí Minh dùng trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927); “Thư gửi các đồng chí Trung Bộ” (1947); “Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ” (1-3-1947) và “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947)... Trong đó, óc địa phương được Người nêu trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, ở phần “Những khuyết điểm sai lầm”. Trong tác phẩm này, sau khi nêu đích danh các chứng bệnh của chủ nghĩa cá nhân như: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc lãnh tụ, Người viết tiếp trong mục: g) Óc địa phương và chỉ rõ: “Bệnh này tuy không xấu bằng các bệnh kia nhưng kết quả cũng rất tai hại. Miễn là cơ quan mình, bộ phận mình, địa phương mình được việc. Còn các cơ quan, bộ phận, địa phương khác ra sao cũng mặc kệ”(1). Theo Người, nguyên nhân sinh ra óc địa phương, “đó là vì cận thị, không xem xét toàn thể. Không hiểu rằng lợi ích nhỏ phải phục tùng lợi ích to, ích lợi bộ phận phải phục tùng ích lợi toàn thể”(2).
Óc bè phái là “ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách gièm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống, họ phải mấy cũng không nghe”(3) được Hồ Chí Minh nêu trong “Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ”. Còn địa phương chủ nghĩa là “chỉ chăm chú lợi ích của địa phương mình mà không nhìn đến lợi ích của toàn bộ.Làm việc ở bộ phận nào chỉ biết bênh vực vun đắp cho bộ phận ấy. Do khuyết điểm đó mà sinh ra những việc, xem qua thì như không quan hệ gì mấy, kỳ thực rất có hại đến kế hoạch chung. Thí dụ, muốn lấy tất cả cán bộ và vật liệu cho địa phương mình, không bằng lòng để cấp trên điều động cán bộ và vật liệu đến những nơi cần thiết”(4) được Người nêu trong “Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ” và “Thư gửi các đồng chí Trung Bộ”.
Với ý nghĩa đó, óc địa phương, óc bè phái, địa phương chủ nghĩa ở phạm vi nhỏ thì cản trở sự phát triển của một hoặc vài cá nhân, cơ quan, đơn vị; ở phạm vi lớn thì ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, khi óc bè phái, óc địa phương, địa phương chủ nghĩa trở thành một vấn nạn, khi hiện tượng “1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, vì cho họ tốt hơn người bên ngoài; 2.Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực; 3. Ham dùng nhữngngười tính tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình”(5)… dẫn đến “hỏng cả công việc của Đảng”, làm mất đi sự “liêm khiết, công bình, chính trực” của các cơ quan công quyền.
Vì óc địa phương, địa phương chủ nghĩa nên tệ nạn bè phái, ưa dùng người địa phương, “cánh hẩu” ngày càng phát triển trong mọi mặt đời sống xã hội, nhất là trong công tác cán bộ. Từ đặt lợi ích của mình và những người mình ưa, mình thích lên trên lợi ích tập thể, lợi ích đất nước, những người có óc địa phương, óc bè phái, địa phương chủ nghĩa đã liên kết lại thành một nhóm, tranh giành vị trí, quyền lực, đấu đá nhau… để mưu lợi ích cho mình và nhóm mình - lợi ích nhóm. Lợi ích nhóm “tiêu cực” theo nghĩa đang hiểu ở đây có nội hàm là lợi ích của một nhóm người được hình thành trên cơ sở: 1) Lợi ích cá nhân không chính đáng; 2) Trục lợi, kiếm chác, tham nhũng để làm lợi cho nhóm mình; 3) Hành động phi pháp, coi thường pháp luật; 4) Xâm hại đến lợi ích Nhà nước và tập thể...
Hồ Chí Minh đã dùng từ óc địa phương, óc bè phái, địa phương chủ nghĩa để chỉ ra một bộ phận “cánh hẩu”, “lợi ích nhóm” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đã kéo bè, kéo cánh; ưa dùng những người bà con, thân tín cùng họ, cùng xóm, cùng quê, cùng chung lợi ích để ủng hộ và che chắn cho nhau. Họ lợi dụng quyền lực, dùng số đông